1
11:47 +07 Thứ ba, 07/05/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 60

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 57


Hôm nayHôm nay : 14908

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 244359

Tổng cộngTổng cộng : 28363607

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » DI DÂN DÒNG ĐỜI

Con số 153 có ý nghĩa gì?

Thứ sáu - 05/04/2024 10:03-Đã xem: 108
Theo Khoa Toán Học cổ thời, số 153 gọi là số “tam giác”. Nếu cộng các con số từ 1 + 2 + 3 … đến 17 ta sẽ có một tổng số là 153. Xếp 17 hàng: hàng một 1 chấm, hàng hai 2 chấm, hàng ba 3 chấm cho đến hàng 17, xếp thật cân đối, ta sẽ có một hình tam giác cân đối mỗi cạnh dài 17 chấm.
Con số 153 có ý nghĩa gì?

Con số 153 có ý nghĩa gì?


LỜI MỞ ĐẦU

 
Các bạn trẻ thân mến,
 
Đứng giữa quang cảnh tuyệt vời, đồi lúa chín vàng, biển rộng mênh mông một màu xanh da trời, với những làn sóng bạc, tôi nghĩ ngay đến Chúa Giêsu đang nói chuyện với dân chúng. Nhìn khuôn mặt các bạn với đôi mắt Chúa Giêsu, từ đáy lòng tôi muốn kêu lên: “Các bạn trẻ thân mến, tôi yêu các bạn! Yêu các bạn rất nhiều!”
 
Tôi rút cảm hứng từ Phúc âm Thánh Gioan chương 6, để nói chuyện với các bạn. Hãy đứng dậy, mời các bạn nghe lời Chúa.
 
Phúc âm Chúa Giêsu theo thánh Gioan: Ngước mắt lên, Đức Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Phi-líp rằng: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” Người nói thế là để thử ông, chứ Người biết mình sắp làm gì rồi. Ông Phi-líp đáp: “Thưa, có mua đến hai trăm bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. Một trong các môn đệ là ông Anrê, anh ông Simon Phêrô, thưa với Người: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng ngần ấy thì thấm vào đâu!” Đức Giêsu nói: “Anh em cứ bảo người ta nằm ngả xuống đi”. Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta nằm ngả xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn. Vậy Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ Người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tùy ý (Ga 6, 5-11).
 
Trên đường tiến đến Năm Thánh 2000, chúng ta tìm hiểu:
– Chúa Giêsu là ai?
– Tại sao ta yêu mến Ngài?
 

Làm thế nào phó thác mình cho tình yêu của Chúa, cho đến mức độ chọn lựa Ngài một cách tuyệt đối, không ngại tiến bước trên đường xa thẳm, không ngại nhọc nhằn lê bước dưới trời nắng oi ả, chẳng kiếm đâu ra một chút tiện nghi?

 
Trong Sứ điệp gửi các bạn trẻ nhân ngày Quốc tế Giới trẻ lần thứ XII, năm 1997 tại Paris, Đức Thánh Cha viết:
 
Hiệp thông với toàn thể dân Chúa đang tiến đến năm Đại Toàn Xá 2000, tôi kêu mời các bạn nhìn kỹ vào Chúa Giêsu. Ngài là Thầy và là Chúa của đời ta. Hãy suy niệm lời Phúc âm Thánh Gioan (Ga 1, 38-39):
– Thưa Thầy, Thầy ở đâu?
– Hãy đến rồi sẽ thấy.
 
 
Bản thân tôi đã từng là một thanh niên như các bạn, rồi làm Linh mục, Giám mục. Tôi đã đi qua một quãng đường, hân hoan có, lao khổ có, tự do có, lao tù có, nhưng luôn luôn tràn trào hy vọng.
 
Tôi thật lúng túng mỗi khi người ta yêu cầu tôi thuật lại kinh nghiệm bản thân, đã chọn Chúa Giêsu và bước theo Ngài thế nào. Nói về mình không hay tí nào. Nhưng tôi đã đọc cuốn: “Những bất ngờ của Thiên Chúa” (tiếng Pháp là “Les imprévus de Dieu”). Tác giả là Đức Hồng Y Leo Suenens (Bỉ). Một hôm ngài hỏi bà Veronica: “Tại sao bây giờ bà chấp nhận cho tôi viết về cuộc đời của bà, mà trước đây bà lại không cho?” – “Vì bây giờ con hiểu rằng đời con không thuộc về con mà thuộc về Chúa hoàn toàn. Chúa muốn xếp đặt thế nào có lợi ích cho các linh hồn thì mặc ý Chúa”. Đức Gioan Phaolô II đã cô đọng tư tưởng ấy trong cuốn tự thuật, đề là “Hồng ân và mầu nhiệm – Dono e mistero”, cũng như Đức Mẹ đã nói lên trong kinh Magnificat.
 
Các bạn trẻ yêu mến,
 
Chính vì thế mà tôi làm như Chúa Giêsu trong bài Phúc âm, Ngài đã lấy năm chiếc bánh và hai con cá mà cho, nào có thấm vào đâu với mấy nghìn người, nhưng đó là tất cả, Chúa Giêsu đã làm tất cả, đó là “hồng ân và mầu nhiệm”. Cũng như cậu bé trong Phúc âm, tôi tóm tắt kinh nghiệm sống của tôi trong bảy điểm: Năm chiếc bánh và hai con cá. Không đáng gì nhưng là tất cả những gì tôi có. Phần còn lại, Chúa Giêsu sẽ liệu.
 
Nhiều lúc tôi cảm thấy khó chịu trong lòng vì người ta phỏng vấn, muốn thúc giục tôi nói những chuyện giật gân, trong thời gian lao tù, v.v… Đó không phải mục đích của tôi. Nguyện vọng lớn nhất của tôi là trao lại cho các bạn trẻ một sứ điệp của tình thương và sự thật, của công lý và hòa bình, của tha thứ và hòa giải, để xây dựng.
 
Tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ, làm thế nào gặp Chúa Giêsu:
– Trong mỗi giây phút của cuộc đời,
– Trong sự phân biệt giữa Chúa và việc của Chúa,
– Trong lúc cầu nguyện và sống lời Chúa,
– Trong phép Thánh Thể,
– Trong những người anh chị em khắp nơi,
– Trong Mẹ Maria.
 
Dưới ánh sáng của 24 ngôi sao chiếu soi dẫn đường tôi đi, cùng với các bạn trẻ, tôi muốn la vang lên:

“Hãy sống theo chúc thư Chúa Giêsu! Hãy tiến lên, bước qua ngưỡng cửa Hy Vọng!”

Rôma, ngày 2 tháng 2 năm 1997
Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh.
 
+ Fx. Nguyễn Văn Thuận, TGM

Tải về máy [Link 1]  [Link 2] [Link 3]


-----------------------------------------------------------------------


TẠI SAO LẠI LÀ 153 CON CÁ?

 
Tin mừng Phục sinh tuần này thuật lại việc Chúa Giêsu làm phép lạ Mẻ Cá Lạ Lùng gồm 153 con.
Vậy con số 153 có ý nghĩa gì?

+Trả lời:
Về Mẻ Lưới Lạ Lùng kể rằng đã đếm được 153 con cá; thì cần biết rằng ở Thế Kỷ thứ 1, khoa sinh vật học mới chỉ tổng kết được có 153 loại cá, nhưng tới Thế Kỷ 21, với những phương tiện kỹ thuật tân tiến, thì khoa sinh vật học đã tổng kết được hàng chục ngàn loại cá. Vậy con số 153 chỉ là con số có ý nghĩa ‘’tất cả’’ hay là ‘’nhiều vô cùng’’.

Số 153 con cá trong mẻ cá lạ được thánh Gioan nói đến, còn tượng trưng cho toàn thể nhân loại thuộc mọi dân tộc, mọi giống nòi, bởi vì những “ngư phủ loài người” bắt vào trong lưới của các ngài đủ loại cá, hình ảnh của loài người. Đồng thời Giáo Hội phổ cập, đại đồng cũng được xác định ở đây, để rồi sẽ trao phó cho Phêrô với những lời lẽ rõ ràng, nhiều “cá lớn” bắt được đây có ý tiên báo là số người trở lại sẽ đông đảo.

Cũng nên để ý là chuỗi mân côi được thánh Đa-minh cổ võ sùng kính gồm có 153 kinh Kính Mừng. Có thể nghĩ rằng người giáo hữu lần chuỗi và cầu nguyện, mỗi kinh kính mừng sẽ bắt được một con cá vào trong lưỡi của Phêrô.

Chú giải những con số bao giờ cũng khơi được nhiều tính hiếu kỳ, chứ không nguyên gì những pháp sư thôi đâu. Đây là một trò chơi hơn là chú giải: cộng 1 + 5 + 3 = 9, con số của Adam, tức con số của nhân loại, điều đó làm tăng giá trị của biểu tượng.

Theo Khoa Toán Học cổ thời, số 153 gọi là số “tam giác”. Nếu cộng các con số từ 1 + 2 + 3 … đến 17 ta sẽ có một tổng số là 153. Xếp 17 hàng: hàng một 1 chấm, hàng hai 2 chấm, hàng ba 3 chấm cho đến hàng 17, xếp thật cân đối, ta sẽ có một hình tam giác cân đối mỗi cạnh dài 17 chấm.

Vậy 153 gồm thành con số hoàn toàn, đầy đủ, nếu lấy đi một điểm thôi cũng đủ phá hoại tất cả sự cân đối.
Dù sao sự thật là chú giải chỉ có ý nhắm vào tính cách phổ quát của Giáo Hội.
(Nguồn Sưu tầm)
 

 
Chúa Giêsu bị đóng đinh vào ngày nào?

Đây thực ra không phải là một câu hỏi quan trọng, nhưng cũng là một điều mà nhiều người quan tâm. Một số nhà sử học + địa chất học của Mỹ và Đức đã kết hợp giữa nghiên cứu tài liệu lịch sử và nghiên cứu địa chất; cùng với đó là các nghiên cứu của khoa lịch sử Kinh Thánh. Kết quả của nhóm nghiên cứu này như sau.

Căn cứ vào lịch sử Roma, Philato là tổng trấn miền Giuda vào khoảng những năm 26-36, cũng trong thời gian này thượng tế Caipha là thượng tế của Do Thái giáo (18-36) và tất cả xảy ra dưới triều hoàng đế Tiberio (14-36).

Theo 4 sách Tin Mừng thì Chúa Giêsu chịu chết vào một ngày thứ sáu, chính xác là chiều trước ngày sabat. Từ trước đến nay, Giáo Hội luôn tưởng nhớ ngày Chúa chịu chết vào thứ sáu (Tuần thánh).Điều chắc chắn thứ hai là cái chết của Chúa Giêsu rơi vào sự kiện lễ vượt qua ở Giêrusalem.

Vào thời ấy người ta chỉ cử hành lễ vượt qua ở Giêrusalem, và dịp lễ ấy luôn được cử hành vào một ngày cố định hàng năm, chính xác là ngày 14 và 15 tháng Nisan (tương đương tháng 4 của tây lịch).

Tin Mừng Nhất Lãm tường thuật rằng Chúa Giêsu chịu chết vào đúng ngày đại lễ, tức ngày 15 tháng Nissan. Tin Mừng Gioan trái lại, tường thuật rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh trước ngày đại lễ, mà ngày đại lễ ấy lại trùng với ngày Sabat (Ga 18,28; 19,14.31).

Như vậy Chúa Giêsu không kịp mừng lễ vượt qua và do đó chưa được ăn thịt chiên vượt qua, mặc dù Ngài đã dùng bữa long trọng với các môn đệ (theo Tin Mừng Nhất Lãm). Nếu Tin Mừng Gioan đúng, thì Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thứ Sáu, ngày 7 tháng Tư (tây lịch), tương đương ngày 14 tháng Nissan (lịch do thái) khi Ngài khoảng 35 đến 40 tuổi.

Một yếu tố giúp chúng ta tin rằng Tin Mừng Gioan có lý, đó là người Do Thái không muốn để xác các phạm nhân trên thập giá trong ngày đại lễ nên đã xin Philato cho tháo xác xuống trước.

Điều đó cho thấy Chúa Giêsu bị đóng đinh trước đại lễ chứ không phải trong ngày đại lễ như Tin Mừng Nhất Lãm mô tả. Bởi ngày đại lễ cũng là ngày Sabat nên người Do Thái sẽ không làm gì cả.Chính vì lý do này mà phụng vụ Tuần Thánh của Giáo Hội cử hành theo Tin Mừng Gioan.Và điều thú vị là Chúa Giêsu chưa được ăn thịt chiên lễ vượt qua, nên chính Ngài sẽ là con chiên bị sát tế trước ngày đại lễ như Kinh Thánh mô tả.

Nghiên cứu địa chất học cũng cho kết quả như sau. Căn cứ vào nghiên cứu các tầng địa chất tại Giêrusalem, người ta phát hiện hai trận động đất xảy ra vào khoảng những năm 26-36, tương ứng với khoảng thời gian Chúa Giêsu chịu chết.

Chính các Tin Mừng cũng kể lại rằng khi Chúa Giêsu trút hơi thở thì có một trận động đất mạnh (Mt 27) xảy ra.Căn cứ vào các chứng cứ ngày, người ta xác định được Chúa Giêsu bị đóng đinh vào khoảng thời gian chính xác giữa các ngày 3 - 7 tháng Tư, giữa các năm 33-36.

Số ngày và năm bị giao động vì người ta tin rằng lịch tây phương bị tính sai chênh lệch khoảng 4-6 năm.

 
+++++++++++
 

Tại sao quân lính lại cho Chúa Giêsu uống giấm khi Ngài khát nước?

"Người nói : "Tôi khát !" Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người." (Ga 19,29)

Có ba cách lý giải về chi tiết này.

1. Giấm đây không phải giấm chua như chúng ta hiểu mà là một hỗn hợp giữa rượu, nước trái cây lên men và thảo dược có tác dụng an thần, giảm đau và giảm cơn khát. Tuy nhiên vì đây là thức uống của quân lính trên đường hành quân, trong khi đối với tử tù thì người ta muốn họ phải chịu đau đớn nên sẽ không cho uống giảm đau.

2. Giấm là chất có hoạt tính gây tỉnh táo. Quân lính cho tử tội uống giấm để phải tỉnh táo mà chịu đau đớn. Nghiên cứu lịch sử cách hành hình của người Roma cho thấy điều này. Thế nên khi Chúa Giêsu kêu khát thì quân lính sợ Ngài chết nên mới cho uống giấm để kéo dài sự sống và sự đau đớn. Tuy nhiên vì đã bị đánh đòn và bỏ đói đến kiệt sức nên Chúa Giêsu đã chết liền sau đó.

3. Giấm có hoạt tính tẩy rửa cao, quân lính biết khi hành hình phạm nhân thì dụng cụ, vũ khí và tay chân của họ sẽ bị vấy máu nên mang giấm theo để tẩy rửa. Bằng chứng là họ có mang theo cả miếng bọt biển để lau chùi. Và khi Chúa GIêsu kêu khát, họ đã "chơi khăm" bằng cách cho Chúa uống giấm mà họ đã rửa tay chân và dụng cụ, nghĩa là giấm bẩn. Ý nghĩa thần học của việc này được hiểu là Chúa Giêsu đã phải uống (mang lấy) sự dơ bẩn của tội lỗi con người.

Đặc biệt hơn, hành động quân lính cho Chúa uống giấm chua cũng là sự ứng nghiệm của lời Thánh Vịnh 69,22 đã loan báo trong Cựu Ước: "Con khát nước chúng lại cho uống giấm chua." Điều ấy cho thấy rằng, những lời loan báo của Cựu Ước được hoàn toàn ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu.

M. Hạnh Tử
(Lược dịch theo chú giải của Lm giáo sư Bernhard Vozesky)
HIỂU VÀ KHÔNG HIỂU

Ngang qua trình thuật Tin Mừng trong ngày lễ thứ Năm tuần thánh, chúng ta sẽ thấy thánh sử Gioan phác họa lại một phần câu chuyện diễn ra trong bữa ăn cuối cùng của Thầy Giêsu cùng với các môn đệ của Người. Tưởng chừng như đây chỉ là bữa ăn bình thường như bao bữa ăn khác, là dịp để Thầy trò cùng ngồi lại với nhau để hàn thuyên, chia sẻ chuyện mục vụ. Vậy mà bỗng dưng Thầy “đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, rồi lấy khăn mà thắt lưng. Sau đó, Thầy đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho từng môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau” (x. Ga 13,4-5). Không thể tin được sự việc đang diễn ra, Phêrô mới một mực từ chối hành động của Thầy, còn Thầy thì cố gắng đưa ra lý lẽ của mình hầu để thuyết phục các ông đưa chân ra cho Thầy rửa. Không biết chuyện gì đang xảy ra trong bữa ăn đó vậy?

1. Điều Phêrô không hiểu

Thông thường, việc rửa chân chỉ làm trước khi khách bước vào nhà (x. Lc 7,44; 1Tm 5,10), không bao giờ làm trong bữa ăn. Hơn nữa, nghi thức Vượt Qua có dạy phải rửa tay sau tuần rượu thứ hai, không có bằng chứng hiển nhiên nào cho phép bảo rằng việc rửa chân của Thầy Giêsu làm là một biến chế từ nghi thức ấy. Vả lại, việc Thầy rửa chân cho trò là một sự ngược ngạo rất lớn, và có lẽ cộng thêm những quan niệm thiên sai cũ kỹ của ông do chịu ảnh hưởng nơi dân tộc của mình, không thể chấp nhận Đấng Thiên Sai phải chịu đau khổ (x. Ga 12,34; Mt 16,22). Ở đây, ông là đại diện tiêu biểu cho tâm trạng nhân loại, không muốn nhìn thấy ơn cứu rỗi của Thiên Chúa trong sự hạ mình và chính Thiên Chúa trong dung mạo của một người nô lệ. Phải chăng, vì những nguyên nhân trên mà Phêrô có phản ứng từ chối trước hành động Thầy muốn rửa chân cho các ông?

Tưởng như Thầy Giêsu chịu thua trước người học trò có tính bộc trực này, nhưng Thầy vẫn kiên nhẫn giải thích cho ông. Chỉ khi Thầy đề cập đến cụm từ “chung phần với Thầy”, lúc đó Phêrô mới đồng ý để cho Thầy rửa, không chỉ “chân mà còn cả tay và đầu nữa” (Ga 13,4). Tưởng rằng Thầy sẽ hài lòng khi mình xin Thầy được rửa combo ba trong một như thế, vượt quá lời đề nghị của Thầy là sẽ được Thầy khen, nhưng một lần nữa ông lại hiểu lầm ý của Thầy. Ông nghĩ rằng sự hiệp nhất với Thầy tùy thuộc vào diện tích thân mình đụng chạm đến hành vi rửa kia. Ông cứ tưởng càng rửa nhiều nơi trên thân thể thì càng tăng phần hưởng gia nghiệp với Thầy. Khi suy nghĩ như thế, ông đã vô tình thu hẹp hành vi của Thầy mình vào phạm vi vật chất. Bởi cử chỉ của Thầy trước tiên không có mục đích rửa chân, tay hay cả thân thể. Điều quan trọng là các ông đón nhận trong lòng, tin cái mà Thầy muốn diễn tả qua cử chỉ đó. Quả thật, khi đối diện trước hành động của Thiên Chúa, con người với trí năng hữu hạn và bất toàn không thể biết được đường lối của Ngài, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu thì mới hiểu được mà thôi (Mt 19,11).

2. Điều Thầy Giêsu hiểu

Trình thuật Tin Mừng theo thánh sử Gioan thuật rằng: Trước lễ Vượt Qua, Thầy Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng (Ga 13,1). Hai chi tiết trên đã cho chúng ta hiểu thêm về hoàn cảnh cụ thể thôi thúc Thầy Giêsu thực hiện hành động rửa chân cho các học trò của mình.

Trước hết là chi tiết “giờ của Người”. Đối với Thầy Giêsu, “giờ” không phải là khoảnh khắc đổ ập xuống trên Thầy cách mù quáng, nhưng là giờ Thiên Chúa đã quy định cho Thầy (x. Ga 12,27-28). Đây là giờ Thầy trở về nhà Cha. Thầy biết rất rõ và biết chắc chắn con đường cũng như mục tiêu mà Thầy phải thực hiện. Cái chết đối với Thầy không phải là một kết thúc, nhưng là cửa mở đi về với Cha.

Sau cùng, đây cũng là “giờ” Thầy cung cấp tối đa bằng chứng về tình yêu của Thầy. Một tình yêu trọn vẹn, đạt tới đỉnh cao khi Thầy trao ban cả mạng sống của mình cho nhân loại, để nhờ đó chúng ta đạt được sự sống đời đời.

Đi nghịch lại với những lẽ thường của thế gian, Thầy Giêsu dạy cho các học trò của mình biết vượt qua khỏi những rào chắn của một tâm hồn đóng kín, để bước vào vùng trời thần linh nhờ tình yêu Agapê, một tình yêu tận cùng.

Vì thế, ngang qua trình thuật Tin Mừng hôm nay, ta hãy cầu xin Thiên Chúa cho mỗi người chúng ta biết khiêm tốn để bước vào kế hoạch của Thiên Chúa chứ không phải bắt Chúa đi vào kế hoạch của ta. Biết theo đường Thiên Chúa hướng dẫn chứ không phải đóng vai là người vẽ lối chỉ đường cho Người.

D. Thiên Phú 
Lihat Sedikit


TẠI SAO LẠI LÀ 153 CON CÁ?

Dưới đây là cách giải thích của một số Giáo phụ về con số huyền bí này:

1/ Thánh Giêrônimô cho rằng, đây là con số biểu tượng cho nhân loại (153 là tổng số loài cá mà các nhà sinh vật đếm được ở thế kỷ đầu tiên). Điều này muốn nói lên rằng: Nó mang ý nghĩa “nhiều vô cùng”, hoặc là “tất cả”. Một ngày kia, tất cả nhân loại đều được quy phục về cho Thiên Chúa.

2/ Đối với thánh Augustinô, ngài cho rằng đây là con số trọn hảo và đầy đủ: Trong đó, số 10 biểu trưng cho 10 điều răn, số 7 biểu trưng cho 7 ân sủng của Chúa Thánh Thần và 153 là tổng của các con số từ 1 đến 17. Nó biểu trưng cho tất cả những người nhờ sống theo lề luật hoặc ân sủng mà hướng về Thiên Chúa.

3/ Với thánh Cyrillô - Giám mục Alexandria, ngài giải thích rằng: 153 là con số biểu tượng của Giáo Hội. Trong đó, số 100 là con số trọn hảo chỉ những người ngoại giáo [đàn chiên có 100 con (x. Mt 15,12), hạt giống tốt nhất sinh được gấp trăm (x. Mt 13,8; Mc 4,8; Lc 8,8)]; 50 là số những người Israel còn sót lại và số 3 biểu trưng cho Tam Vị Nhất Thể.[1]

D. Thiên Phú

--------------------
[1] Bruno Maggioni, Gianfranco Ravasi, La Bibbia, Via, Verità e Vita, San Paolo Edizioni, 2012, 2595. 
Lihat Sedikit
 
TẠI SAO LẠI LÀ 153 CON CÁ?
Phúc Âm Chúa nhật 3C Phục sinh tuần này thuật lại việc Chúa Giêsu làm phép lạ Mẻ Cá Lạ Lùng gồm 153 con.
Vậy con số 153 có ý nghĩa gì?
Dạ xin thưa:
Về Mẻ Lưới Lạ Lùng kể rằng đã đếm được 153 con cá; thì cần biết rằng ở Thế Kỷ thứ 1, khoa sinh vật học mới chỉ tổng kết được có 153 loại cá, nhưng tới Thế Kỷ 21, với những phương tiện kỹ thuật tân tiến, thì khoa sinh vật học đã tổng kết được hàng chục ngàn loại cá. Vậy con số 153 chỉ là con số có ý nghĩa ‘’tất cả’’ hay là ‘’nhiều vô cùng’’.
Số 153 con cá trong mẻ cá lạ được thánh Gioan nói đến, còn tượng trưng cho toàn thể nhân loại thuộc mọi dân tộc, mọi giống nòi, bởi vì những “ngư phủ loài người” bắt vào trong lưới của các ngài đủ loại cá, hình ảnh của loài người. Đồng thời Giáo Hội phổ cập, đại đồng cũng được xác định ở đây, để rồi sẽ trao phó cho Phêrô với những lời lẽ rõ ràng, nhiều “cá lớn” bắt được đây có ý tiên báo là số người trở lại sẽ đông đảo.
Cũng nên để ý là chuỗi mân côi được thánh Đa-minh cổ võ sùng kính gồm có 153 kinh Kính Mừng. Có thể nghĩ rằng người giáo hữu lần chuỗi và cầu nguyện, mỗi kinh kính mừng sẽ bắt được một con cá vào trong lưỡi của Phêrô.
Chú giải những con số bao giờ cũng khơi được nhiều tính hiếu kỳ, chứ không nguyên gì những pháp sư thôi đâu. Đây là một trò chơi hơn là chú giải: cộng 1 + 5 + 3 = 9, con số của Adam, tức con số của nhân loại, điều đó làm tăng giá trị của biểu tượng.
Theo Khoa Toán Học cổ thời, số 153 gọi là số “tam giác”. Nếu cộng các con số từ 1 + 2 + 3 … đến 17 ta sẽ có một tổng số là 153. Xếp 17 hàng: hàng một 1 chấm, hàng hai 2 chấm, hàng ba 3 chấm cho đến hàng 17, xếp thật cân đối, ta sẽ có một hình tam giác cân đối mỗi cạnh dài 17 chấm.
Vậy 153 gồm thành con số hoàn toàn, đầy đủ, nếu lấy đi một điểm thôi cũng đủ phá hoại tất cả sự cân đối.
Dù sao sự thật là chú giải chỉ có ý nhắm vào tính cách phổ quát của Giáo Hội.
(Nguồn Sưu tầm)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn