1
16:47 +07 Thứ hai, 10/06/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 361

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 358


Hôm nayHôm nay : 122773

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 817132

Tổng cộngTổng cộng : 29993382

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CẦU NGUYỆN & MAN NA

Đời tu trong thời hậu Công Đồng Vaticanô II

Thứ ba - 05/03/2013 20:52-Đã xem: 1674
Người khấn giữ lời khuyên Phúc âm phải thấm nhuần Chúa Kytô, để mặc lấy người, mặc lấy tình yêu mến, đức trinh trong, lòng đạo đức sốt sắng, lòng nhân từ thương xót và đức xả kỷ hy sinh của Người. Chỉ có cách đó, linh hồn tận hiến mới có thể cảm được một cách ý thức là: mình đang sống trong Giáo hội, mà góp phần thực tế hữu hiệu vào việc Tông đồ.
Đời tu trong thời hậu Công Đồng Vaticanô II

Đời tu trong thời hậu Công Đồng Vaticanô II

ĐỜI TU TRONG THỜI HẬU CÔNG ĐỒNG (Vaticanô II)
Diễn văn của Đức Hồng y Ildebrando Antoniutti,
Bộ Trưởng Thánh Bộ Tu Sĩ đọc tại phiên họp đặc biệt của Hiệp hội

các Bề Trên Thượng Cấp nước Ý 
(USMI =  Union des Supérieures Majeures d/ Italie) ngày 13/1/1967.

 Trích trong: Nữ tu đọc văn thư Tòa Thánh, Tủ sách Ra Khơi, Sài Gòn 1969, 
Văn thư XXV, tr. 315-332. Nữ Tu viện Đaminh BC ) 


1 – Tôi hân hoan chào quý Bà, các Bề Trên Cả và Bề Trên Tỉnh, đã từ khắp nước ý tới đây dự Hội nghị đặc biệt này, nhằm mục đích học hỏi chuẩn bị Đại Hội Đồng bất thường (để canh tân Dòng) do Tự Sắc “Ecclesiae Sanctae” ấn định, để phát động việc canh tân và thích nghi, mà Sắc Lệnh Perfectae Caritatis của công Đồng (Vaticano II) đòi ở mỗi Dòng. Tôi cũng xin gửi lời chào đến hết thảy các chị em Nữ tu ở dưới quyền chỉ huy coi sóc của quý Bà, mà việc hoạt động quý giá đầy gương sáng của họ trong các Bệnh viện, các Học đường, các Viện tế bần và các tổ chức cứu tế khác, đang đương đường minh chứng công khai về Đức Bác ái Phúc âm và về sự Thánh thiện của đời sống đã tận hiến cho Chúa Kytô để phục vụ Giáo hội.
2 – Tôi rất sung sướng vì thấy các Bà có thiện tâm thiện chí sẵn sàng để đến Hội Nghị, và đã rút ra được những quyết định thực tế, nhằm in sâu vào ĐaịHội Đồng (canh tân) các Bà sẽ nhóm họp, một điểm, là khăng khắn trung thành với tinh thần chấn hưng của Công Đồng, để niềm nở đón nhận thi hành điều Giáo hội đòi hỏi và đáp ứng ngay được với nhu cầu khẩn cấp của thời nay.
3 – Những nguyện vọng đáng ca ngợi của các Bà đã được Đức Thánh Cha chấp nhận và tán thưởng. Ngài đã theo dõi một cách rất hứng thú công việc của các Bà, và đã tỏ ra với các bà hết tình phụ tử săn sóc của Người, với những lời lẽ cao sâu chất chứa cả một chương trình thật hoàn bị cho đời sống Tu trì.
4 – Trong những gày này, các Bà đã làm việc thật hăng say, điều đó chứ ng tỏ là các Bà đang hăm hở tiến phát Hội Dòng của các Bà, về đời sống cá nhân của mỗi phần tử, cũng như về đời sống cộng đồng của mỗi Tu viện, để luôn luôn đưa họ tiến sâu mãi vào tình yêu mến Chúa cách chân thành, và tích cực làm việc Tông đồ hơn.
5 – Vì thế, Hội nghị này được coi là một trong các biến cố lịch sử quan trọng nhất của Hiệp Hội các Bề Trên thượng cấp nước Ý (USMI). Vậy cần phải thi hành cách trung thành và sáng suốt, những hướng dẫn của Công Đồng có liên quan đến các Bà – cần phải lái các Hội Dòng các Bà theo con đường mà Hiến Chế “Lumen Gentium = Ánh Sáng muôn dân” và Sắc lệnh “Perfectae Caritatis = Đức mến trọn lành” đã vạch ra; có thể mới đặt được căn bản cho một mùa xuân thiêng liêng mới đầy hy vọng và hứa hẹn.
6 – Trước hết phải lưu ý rằng: Sắc lệnh nói trên là một tài liệu độc nhất (về Dòng) của Công Đồng, mà ngay cái tên cũng đã đủ nói rõ lên được cả nội dung là: “Canh tân đời sống tu trì”. Sau khi đã xác nhận rằng: “Việc canh tân đời sống Tu trì đòi luôn luôn phải trở lại  Nguồn của Đời sống Kytô hữu, và Tinh thần phát sinh ra Hội Dòng”, Sắc Lệnh xác định rõ rệt rằng: “Việc đó phải hiểu một cách thật trung thành, và các Hội Dòng phải duy trì Tinh thần và mục đích riêng của Đấng Sáng lập Dòng, cũng như các Truyền thống làm nên di sản của mỗi Hội Dòng”. Sau đó, Sắc lệnh còn nói thêm: “không thể đạt được việc canh tân hữu hiệu và việc thích nghi đúng đáng, nếu không có sự công tác của mọi phần tử Dòng”.
7 – Chính tinh thần phục vụ Giáo hội đã được nêu rõ ra trong Sắc Lệnh, bởi vì việc người Dòng tận hiến cho Chúa, đã có căn bản ngay từ đầu: Khi chịu Phép Rửa tội; nhờ đó mỗi Giáo hữu bắt đầu bước vào đời sống Thiêng liêng. Giáo hội đã nhận sự hiến dâng của những tâm hồn đã nhận sự tận hiến cho Chúa, nên những linh hồn ấy phải hiến thân phục vụ Giáo hội cách quảng đại và hoàn bị. “ Vậy chớ gì các tu sĩ trung thành với lời khấn của họ , mà từ bỏ hết mọi sự vì lòng mến Chúa Kytô, theo Người như một người bạn độc nhất cần thiết, nghe lời Người, và lo lắng đến tất cả những gì thuộc về Người”.
8 – Những lời lẽ rõ ràng sáng sủa trên đây, cho ta thấy tỏ cái chú ý dứt khoát của việc canh tân là quay về với Chúa Kytô mà gắn bó trọn vẹn khăng khít với Giáo lý Phúc âm.
Người khấn giữ lời khuyên Phúc âm phải thấm nhuần Chúa Kytô, để mặc lấy người, mặc lấy tình yêu mến, đức trinh trong, lòng đạo đức sốt sắng, lòng nhân từ thương xót và đức xả kỷ hy sinh của Người. Chỉ có cách đó, linh hồn tận hiến mới có thể cảm được một cách ý thức là: mình đang sống trong Giáo hội, mà góp phần thực tế hữu hiệu vào việc Tông đồ.
9 – Chính vì thế, mà việc canh tân Dòng, không phải chỉ có giới hạn hẹp hòi ở việc duyệt lại Hiến pháp cũ, sửa đổi tục lệ, với những gì vẫn làm, hay đã quen làm, mà còn phát triển sức sống thiêng liêng và việc Tông đồ của Hội Dòng nữa. Cho nên đòi phải có Hiến pháp mới, và Hiến pháp ấy phải do những ý niệm siêu nhiên, và được hướng dẫn bởi tình yêu mến siêu vượt đối với Chúa, và hăng say quảng đại đối với tha nhân.
10 – Các luật lệ và thể thức (kiểu nói) không được chặn đứng đà tiến của các tâm hồn. Nhưng phải là một sức mạnh điều hòa liên kết các nghị lực, và thúc đẩy nó tới hành động. Cho nên trước hết, các Hội Dòng phải nhằm đạt được sinh lực thiêng liêng của mình, để bảo đảm hiệu quả cho việc Tông đồ, nếu không, nó sẽ là những dòng chữ sát phạt tinh thần.
11 – Dựa vào các nguyên tắc đó, các Dòng mà Công Đồng đã tỏ lòng săn sóc đến cách riêng, đã nhìn nhận như những yếu tố không thể thay thế được về địa vị và phẩm giá, lời cầu nguyện và việc làm, phải lo làm sống lại cái Tinh thần đích thực của Đấng sáng lập Dòng, cái làm nên đặc điểm của mỗi Dòng.
12 – Giáo hội thời xưa đã chấp đơn thỉnh cầu  của các Vị sáng lập Dòng, đã công nhận và chậu phê các Hội Dòng của các Đấng, với những sắc lệnh chính đáng, với những quy tắc và huấn dụ; Ngày nay, muốn các Hội Dòng ấy phải ý thức được trách nhiệm mà cứu xét lại hiện trạng của mình, xem có khỏi chệch đường Giáo Huấn, và sai lỗi Hiến pháp Giáo hội đã chấp nhận và châu phê không, để thực hành đường Nhân đức, và tiến tới bậc trọn lành, với một sức mạnh mới, làm sống lại những thời kỳ thịnh vượng nhất, và những Truyền thống hay đẹp nhất của ngày xưa.
13 – Như thế là Canh tân, chứ không phải là thay đổi, bởi vì đúng như Đức Thánh Cha đã nói: “Công Đồng này không phải, và cũng không được nói là Công Đồng biến đổi; cũng không phải là Công Đồng cải tổ tận căn như các Công Đồng khác đã chú ý trong các thời xưa, vì những nhu cầu bấy giờ khác với nhu cầu thời đại chúng ta bây giờ. Vậy Công Đồng này là công Đồng Canh tân và còn có thể nói thêm là: Công Đồng này, về mấy điểm, có đưa mới vào. Cách đây mấy tháng, Đức Thánh Cha đã nói thêm với các Nữ tu Dòng Benedicto là: “Công Đồng không phá hủy hay làm mới lại” và đã nhắc lại bổn phận: phải trung thành với Tinh thần đã làm nên các Hội Dòng, mà tôn trọng những đòi hỏi của đời sống Tu trì là tận hiến cho Chúa và hy sinh cho tha nhân. Như thế là Canh tân, chứ không phải là Cách mạng làm rối trật tự bên trong, làm xáo trộn bên ngoài, và làm đổ vỡ tan hoang.
14 – Trong những bài diễn văn đọc mấy ngày đây, đã có các vị tôn sư thông thái gương mẫu, nói về những điểm định hướng cho một việc quan trọng, đòi phải có phương pháp, có thứ tự, để có lời cho việc nhóm họp Đại Hội Đồng dặc biệt (để canh tân) mà Công Đồng đang mong muốn.
15 – Đó là việc tích cực phải làm của Phong trào canh tân, nó chỉ rõ mọi việc phải làm để bảo đảm kết quả mỹ mãn. Nhưng để có tinh lửa bắn ra cho bộ máy chạy, lại cần phải chạm đến điều tiêu cực nữa. Nghĩa là phải xem xét đến cả việc phải tránh không được làm, để giữ cho Dòng cái ánh sáng trong trẻo tự nguồn gốc phát ra, và cái ánh chói lọi của Dòng chiếu ra, khi gặp Chúa Kytô, trong lúc phục vụ Giáo hội.
16 – Tôi muốn níu các bà lại ở điểm thứ hai này, vì mặc dù nó là điểm tiêu cực phải tránh, nhưng nó cũng vẫn có vẻ là một sức mạnh tích cực không thể bỏ qua được, nếu muốn việc canh tân được hoàn bị, và làm rậy lên những nghị lực mới.
Các Bà thấy trong Triết học: Những mệnh đề phủ định là phổ quát, và nó vẫn có ứng đối trong câu Cách ngôn từ ngàn xưa: “ Đầu đủ là tốt, khuyết điểm là xấu”. Như thế, bất cứ cái gì, chỉ khuyết điểm 1 tý thôi, cũng đủ là không tốt nữa rồi. Vậy cần phải có đầy đủ hết mọi yếu tố cấu tạo, mới làm nên được một vật hoàn toàn.
Chính các giới răn Chúa truyền cũng vậy: vẫn có phần tích cực trong các lệnh quyết định tuyệt đối, với các điều buộc phải làm, một trật vẫn được hoàn bị bằng các luật tiêu cực cấm không được làm; mà cả hai cùng làm nên một bộ luật vô song từ Thánh Tâm Chúa phát ra, truyền thông cho loài người đón nhận và thi hành đã từ bao nhiêu thế kỷ nay, phong phú, súc tích, và phát sinh ra biết bao điều tốt lànhlợi ích cho nhân loại.
17 – Cũng có thể nói như thế về Hiến Pháp và Chỉ Nam của các Hội Dòng, vì đã hướng dẫn và nâng đỡ từng đoàn tâm hồn tận hiến cho Chúa, để thức hành các lời khuyên Phúc âm. Vậy một trật, Hiến Pháp và Chỉ Nam Dòng phải ấn định con đường phải theo, một trật, phải chỉ rõ những nguy hiểm phải tránh, để được sống đúng đời sống Tu trì như Đức Thánh Cha nói: “Trong tinh tấn vẹn tuyền, trong yêu sách cao thượng đáng sợ, trong sự thánh thiện tuyệt vời”.
 18 – Vậy những điểm nào là những điểm các Bà phải cận thận tránh cho Hội Dòng các Bà khỏi bị “tì vết” (Ep 5,27) như Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã cầu chúc cho toàn thể Giáo Hội, mà các Hội Dòng lại là những phần tử ưu tú hơn.
19 – I) Trước hết, không nên chấp nhận những luận án, những đề nghị trình bày dưới hình thức hấp dẫn với những lý lẽ gọi là của “ngày nay”. Những luận điệu ấy có thể cảm kích, nhưng nội dung không hợp với ý của Giáo Hội và Giáo lý của các Nghi phụ Công Đồng. Ở nhiều nơi đã in sách, đã viết báo, đã tuyên truyền, đã diễn thuyết, với mục đích làm sáng tỏ các Quyết định Công Đồng nói về Tu sĩ, nhưng phần nhiểu trong các tài liệu ấy lại không thấy những huấn dụ, những lời khuyên của Đức Thánh Cha, cũng không thấy có lời giải thích của các vị có thẩm quyền, và ý kiên của các bậc tôn sư.
Có những sách báo lại trình bày đời sống Tu trì một cách mờ ám, và đã chỉ trích gắt gao bậc Dòng, như là phải cải tổ tận căn mới được.
20 – Nói như thế là bất công đối với từng trăm ngàn linh hồn đã tận hiến hoàn toàn  cho Chúa Kytô, cho Giáo Hội, và cho nhân loại, với một tình yêu nồng nàn, một chí hăng say, và một sự suy xét chín chắn khó có thể gặp được ở nơi người khác. Cũng không phải chỉ nhằm vào những công cuộc giáo dục và cứu tế mà các Tu sĩ đã tự nghĩ ra, và đã thực hiện với những sáng kiến rất khôn ngoan, thí dụ: Nếu không có các Tu sĩ, thì những xứ Truyền giáo ra sao? Chính các Tu sĩ đã có công mang đến cho bao dân tộc tình thương nồng nàn của Chúa Kytô, và ánh sáng văn minh chân chính.
21 – Các tác giả không được ủy nhiệm, và thường là bất ngờ phải ứng khẩu, hay những tình cờ gặp dịp để bàn hỏi, không thể thế chân cho bậc thầy được, Phải theo “Đấng là Chúa chiên của Giáo Hội, đấy mới là người chăn dắt ta”, và nghe lời Người, đấy mới là lời đưa lại sự Sống và sự Cứu rỗi. Hãy đọc, hãy suy nghĩ, và thực hành những Giáo huấn của Đức Thánh Cha. Giáo lý Người trính bày là ánh sáng, luân lý Người khuyến dụ là quan trọng; Huấn lệnh của Người đầy sinh lực, Giáo huấn của Người sáng sủa, cụ thể và đầy tình thương phụ tử âu yếm nâng đỡ ta, làm vui tươi hăng hái.
22 – Hiệp Hội các Bề Trên Thượng cấp nước Ý đã được hồng phúc đón nhận lờiĐức Thánh Cha trong một cuốn sách quí hóa, cuốn sách ấy phải được ở trên tay mọi nữ tu. Cái sáng kiến hay khéo đó, phải được tiếp tục mãi, để mang về Tu Viện các Bà, vừa lời của Đức Thánh Cha, vừa trái tim của Đức Thánh Cha, mà ở trái tim ấy, các Bà đã chiếm được một chỗ đặc biệt.
23 – Vậy hãy tránh những cái “mới theo thời” mà Thánh Phaolô đã nói, nghĩa là tránh lối đạo đức văn vẻ, nó xa lìa Giáo huấn của Đức Thánh Cha, và trính bày đời sống Tu trì cách nhất thời hời hợt bên ngoài, không hợp với lời Chúa Kytô phán: “Ai không từ bỏ mình (mọi sự) không đáng theo ta” (Lc 14,32). Không còn ai muốn hơn Đức Thánh Cha được, Người chỉ muốn cho các Nữ tu tận hiến, có đủ khả năng hoạt động về mọi mặt xã hội đang mong đợi và đòi hỏi ở họ. Nhưng, điều đó không có nghĩa là: phải bác bỏ cả một dĩ vãng phong phú về sự nghiệp, cũng như về thánh thiện. Nếu phải ủng hộ và khích lệ việc canh tân, thì không cứ phải là đay đả chê bai những Hội Dòng đã hoạt dộng và hy sinh một cách quảng đại, mà các Dòng hiện nay lại không có.
24 – Vậy Hiệp Hội các Bề Trên Thượng Cấp nước Ý hãy lo duy trì và phát triển báo chí cho nó có một hình thức lôi cuốn, có nhiều mục, và giầu tài liệu, để nâng đỡ và bảo vệ các Dòng, vì đời sống Dòng không thể dựa vào lối tuyên truyền ba hoa được, nhưng đòi phải nói cách đứng đắn, chắc chắn, dưới sự điều khiển hữu trách của mọi cơ quan có thẩm quyền đích đáng, để hướng dẫn mọi hoạt động của Dòng.
25 – 2) Cái tiêu chuẩn hoàn toàn ăn nhịp với ý tưởng của Đức Thánh Cha, nếu được truyền thông qua một cơ quan báo chí có ý thức về sứ mạng, sẽ có lợi là hướng dẫn các Bà trong việc duyệt lại Hiến Pháp, và đưa những kinh nghiệm khôn ngoan vào Dòng.
26 – Số 4 của Sắc Lệnh “Perfectae Caritatis” khuyên phải tránh sự hấp tấp vội vàng trong khi phải quyết định, và chỉ được quyết định khi đã thăm dò ý kiến các phần tử Dòng. Vậy phải tránh tất cả những gì có thể gây nên cớ chia rẽ trong nội bộ, những va chạm cá nhân, những thái độ phản đối, làm lạc hướng, xáo trộn bất bình an của Tu viện, và gây nên chia rẽ thảm thương. Hết mọi phần tử Dòng phải được tự do phát biểu ý kiến, nhưng phải luôn luôn với đức Bác ái, với sự điềm đạm, với thái độ bình tĩnh và khách quan, để xây dựng Hội Dòng, và tránh tất cả những gì có thể làm cho Dòng sa sút.
27 – Sự thánh thiện có những đòi hỏi yêu sách riêng, nên các Tu sĩ là những người đã bỏ thế gian để chuyên chăm vào việc thánh hóa bản thân, không thể nào còn chấp nhận được cái gây nên tinh thần phù ảo của thế tục nữa. Vì thế, việc duyệt lại Hiến Pháp không thể đi đến chỗ đưa vào Dòng, các tập tục phản trái với tinh thần Chúa Kytô được, tinh thần đó là đơn sơ trong sạch, khó nghèo và vâng lời.
28 – Có những lời hô hào quá khích, khẩn thúc cải tổ, đã đi quá trớn, vượt cả giới hạn Công đồng đã vạch cho, và ở nhiều nơi, đã gây nên ý tưởng là: phải thay đổi cả các phương pháp đang thịnh hành đi nữa.
29 – Tôi xin nhắc lại với quí Bà một lần nữa là: không thể, và cũng không được phép coi dĩ vãng như một trang sử đen tối, trái lại, cái dĩ vãng kia đã đầy ánh sáng, nếu lại được tái sinh, chắc sẽ càng chói lọi hơn.
Đàng khác nữa, cũng không được đánh lộn sòng bậc thang giá trị, để sa vào lầm lẫn một cách quá dễ dàng, như chỉ cần lo được thích nghi trước đã, mà cái thích nghi ấy lại đi đôi với cái mê cuồng đáng thương là: đòi thay đổi chỉ vì thích nghi thay đổi, với cách hào hức chạy theo thời, theo mốt, để được làm mọi cái như mọi người; rồi đi đến chỗ đưa vào Dòng, những tiện nghi, những êm ả, dễ chịu, và cả đến những cái trần tục nữa, mà vẫn còn biện hộ cho những cải cách đó được, thác (pháp) lý cho đó là Đàng thiêng liêng thích hợp, hoặc là vì Tông đồ thực tế. Nhưng họ đã quên rằng: người Nữ Tu phải đầy tràn Đức Yêu Mến Chúa Kytô, mà Đức ấy chỉ là của riêng những ai đã tận hiến cả đời sống làm của lễ hy sinh dâng lên Thiên Chúa, để mưu ích cho tha nhân.
30 – Cho nên các Nữ tu phải là những người khiêm nhu, xứng, nhiệm nhặt, thế mới xứng là những tâm hồn tân hiến; họ phải bỏ những cái phù vân theo thời, họ phải tránh những kiểu trình bày phô trương, không thích hợp với bậc mình, họ phải làm chứng được công khai về nhiệm nhặt và khiêm nhu.
31 – 3) Có rất nhiều thư từ khắp nơi, khắp giới tới tôi, vì thấy thái độ quá tự do của một số Nữ Tu, mà một số sách báo đã khéo khai thác, và in hình, nên đã xin phải làm sao để bảo toàn uy tín cho đức Trinh khiết của bậc tân hiến, vì đó là vẻ đẹp của Giáo hội, là sự hoan hỉ của tín hữu, và là bảo vật của xã hội.
Điều dĩ nhiên là: việc Tông đồ muốn được kết quả phong phú, phải làm với tính chất tự nhiên đơn sơ, và quảng đại nhiệt thành, luôn luôn do bởi tâm hồn trong trắng phát ra, làm cho Đức Mến Chúa Kytô càng nên trong sáng hơn, và việc phục vụ các linh hồn càng thêm dễ dàng hơn.
32 – Nhưng giữ lòng trinh trong sao được, nếu giả dối mượn tiếng kinh nghiệm mà đưa vào Dòng lối tự do phản trái với đức nết na nhiệm nhặt là cái đặc sắc của người Nữ tu.
Các Hội Dòng phải đặc biệt lo canh phòng gìn giữ đời trinh khiết của các phần tử, theo đúng vẻ trong sáng của Phúc âm như luật Dòng đã ấn định; mà để được điều đó, không nên coi thường những cheo leo nguy hiểm hăm dọa Đức Khiết Trinh, đó là những nguy hiểm đòi phải đề phòng đặc biệt và hết sức ngăn ngừa.
33 – Đừng tưởng rằng người đời họ thích cái đỏm đang nơi người Nữ Tu, trái lại, họ muốn đòi hỏi các Nữ Tu phải giữ đức nết na cho đáng là gương mẫu, để được ở gần lòng Chúa hơn, và dể tiếp xúc với những người đau khổ hơn.
Lại còn có những “nhà văn” nông nổi, muốn thấy các Nữ Tu có mặt ở tất cả mọi biến cố nhân loại, và họ gọi luật nội vi gìn giữ Nữ Tu, là cái tàn tích của dĩ vãng. Nhưng phần đông lại cầu mong cho các Bạn trăm năm Chúa Kytô đừng phản bội lời khấn, mà nhờ đó đời sống của Nữ Tu được hiến dâng làm của Lễ toàn thiêu cho Thiên Chúa “của lễ đầy mùi thơm tho dịu ngọt” (Eg. 20,41).
34 – Đừng quên rằng: hiểu biết thế gian và thích nghi việc Tông đồ theo hoàn cảnh thế giới ngày nay, không có nghĩa là các Nữ Tu phải sống đúng theo cách sống thế gian, và vui chơi như thế gian. Đây, Sắc lệnh “Perfectae Caritatis, 2d” nói: “Nếu biết nhận định dưới ánh sáng Đức Tin, những đặc điểm của thế giới ngày nay, và cháy lửa nhiệt thành Tông đồ, các Tu sĩ sẽ sẵn sàng cứu giúp nhân loại cách đắc lực hơn”.
35 – 4) Nhân nói đến đây, tôi tưởng nên nói ngay đến bộ áo Dòng là dấu bên goài, làm cho thấy được đời sống đặc biệt của người Nữ Tu đã tận hiến cho Thiên Chúa.
Thường mỗi lớp người chuyên làm một nghề riêng nào, cũng được phân biệt rõ bằng một dấu gì bên ngoài, nên Giáo hội theo truyền thống từ lâu đời, cũng đã dành những nghi lễ đặc biệt cho việc làm phép áo Dòng.
36 – Sự tiến triển của thời nay, đòi phải duyệt lại một số áo kiểu cổ, vì áo Dòng cần phải đơn giản hơn, rẻ tiền hơn, hợp vệ sinh hơn, tiện làm việc hơn. Nhưng Sắc lệnh Công Đồng,đòi luôn luôn phải đượm vẻ nhiệm nhặt, nết na, và khó nghèo. Cho nên áo Tu sĩ không dược biến đổi ra áo người đời, đến nỗi nó không còn có, hay không còn tỏ ra được dấu chứng bên ngoài là bậc tận hiến thiêng liêng nữa. Đáng khen thay các Nữ Tu, vì muốn trung thành với lời khấn đã xin phải tôn trọng phẩm giá của các tâm hồn tận hiến, mà duy trì nếp áo Dòng đơn giản của họ.
37 – Ngược lại, hơi khó xử với các Nữ Tu khác, vì không hiểu mà quá gắn bó với dĩ vãng, ngần ngại đi vào con đường Công đồng đã vạch, và không quyết thi hành một việc đã đến lúc phải làm không rùi rắng được nữa. Đàng khác, cũng phải nghĩ đến những trường hợp thường xảy ra là: áo Dòng có khi lôi cuốn được ơn Thiên Triệu mới, mà cũng có khi lại làm mất. Vì thế mà cũng cần phải chú ý đến yếu tố tuy thật là tủy tòng phụ thuộc ấy, để việc xin vào Dòng được trở nên dễ dàng vả hứng thú hơn.
38 – 5) Lại nữa, trong việc tuyển mộ và đón nhận các người xin vào Dòng, phải cẩn thận khôn ngoan, và có ý thức, tránh những phương pháp, đường lối đã không đề ý đến sự thong dong cá nhân, lại còn có vẻ làm áp lực tinh thẩn vu vơ cho đương sự nữa. Khi dạy các ngươì xin vào Dòng, không nên chỉ nói đến việc Tông đồ, hay những hoạt động bên ngoài của việc cứu tế mà thôi. Nhưng trước hết, và trên hết, nên chỉ cho họ thấy rõ các khía cạnh của đời sống tu trì, những hoài bão đặc biệt, những đòi hỏi khắt khe, và vẻ xinh đẹp quyến rũ. Câu: “ nếu con muốn nên trọn lành…” của Chúa Giêsu (Mt 19,21), phải được trình bày hết sức sáng sủa rõ rệt theo thực tế, một trật phải cho thấy những hấp dẫn mầu nhiệm của đời sống nội tâm, cho thấy sự sung sướng êm đềm thanh thản của con tim được rung động cùng một nhịp với chính Thánh Tâm Chúa Kytô, cho xem những bài học và gương mẫu tuyệt vời của Rất Thánh Nữ Trinh, cho thấy rõ nhu cẩu mỗi ngày mỗi tăng thêm gấp của Giáo hội đang mong có những Tông đồ mới.
39 – Nhưng điều đó không có nghĩa là cứ phải bo bo trong một phạm vi nhỏ hẹp của kinh nghiệm. Phương diện siêu nhiên trong việc huấn luyện phải hòa hợp ăn khít với tự nhiên, trong chính những đòi hỏi thực tế của đời sống; mà chính việc huấn luyện thiêng liêng thì lại không thể lệ thuộc ở việc luyện nghề được. Không thề lấy vẻ quyến dũ của hoạt động bên ngoài lảm thỏa mãn, để đánh giá hão cho những lớp học thiếu hẳn cái bản chất chính yếu để nâng cao tinh thần; những lớp học ấy không phải là cái gì khác hơn là “Tiếng cồng inh ỏi, tiếng mã la huyên náo” (1Cor 13,1).
40 – Việc gỉ cũng phải bắt tay làm theo chương trình đã được hoạch định, với một ý thức rõ rệt về trách nhiệm. Vậy đối với việc huấn luyện các Nữ tu, cũng phải theo một chương trình cụ thể đề làm việc như: việc chọn lựa và chuẩn bị cho các huấn luyện viên, việc duyệt lại phương pháp và khuếch trương việc Tông đồ.
Việc huấn luyện các Nữ tu không phải là việc tự ai làm được một mình. Nên trong khi kêu gọi mỗi người tự lo làm, và trong khi phát triển ý nguyện mỗi người với sự sáng suốt và nhận định chắc chắn, phải dạy họ biết những điểu buộc phải biết, và không thể đề tự do thi hành các điều đó theo ý độc đoán cá nhân.
41 – 6) Phải nhớ rằng: Đại Hội Đồng bất thường (để canh tân Dòng) không thể thay đổi bản chất việc Tông đồ mà vì đấy Hội Dòng đã được thành lập và được Giáo hội chấp nhận (PC 20). Đại Hội Đồng không được quyết định cho các Tập sinh thường ngày tập việc Tông đồ riêng của Hội Dòng; ngay cả chính các chị khấn tạm, cũng chỉ được cho làm việc Tông Đồ một cách hạn chế am hợp với những đòi hòi của Hội Dòng (PC 18; ES 35).
42 – Vậy phải nhận định rằng: sự hăng say hoạt đông, phải làm sao cho đúng mức. Thật ra, việc hoạt động Tông đồ sẽ không phát triển một cách hữu hiệu, và đưa đến kết quả dồi dào, nếu nó không có căn bản chắc chắn ở đời sống thiêng liêng mạnh mẽ và sống động vì gương sáng (PC 5). Vì thế, không được đặt giới hạn cho lòng nhiệt thành ở các việc ngoài để kiếm lợi. Những việc kín đáo, những việc bên ngoài là tầm thường, những việc không có vẻ gì đáng kể, những việc ấy mới đáng lưu ý đến cách riêng, bởi vì trong nhà Dòng, đấy mới là những việc có căn bản hoạt động nội tâm phong phú hơn, và mãnh liệt hơn.
43 – Mỗi Nữ tu phải có một công tác thích hợp để xử dụng năng lực cho có kềt quả như Hội Dòng định, để khả năng của mỗi người có giá trị trong việc mưu ích cho Hội Dòng, hầu tránh được sự phân tán lực lượng duy nhất, có lợi cho Dòng được vững chắc.
44 – Không được ở rộng rãi với người này, mà cho những phép phản trái với Quy luật, trong khi lại chồng chất công việc lên những người kia, nhất lả những người trẻ, vì làm thiệt đến sức khỏe vả sự trưởng thành đởi tu trì của họ. Cũng không được lảm ngơ để có những cái chênh lệch bất đổng đồng đều ở giữa Tu viện này với Tu viện khác, vì cái đó thế nào cũng sẽ làm tê liệt tăng năng suất của việc Tông đồ, không thể tránh được.
45 – 7) Bây giờ chúng ta nói đến việc quản trị Dòng.
Việc Canh Tân Dòng nẳm ngay trong chính việc Canh Tân Ban Quản Trị Dòng. Vậy cần phải đi sâu vào những nguyên tắc cốt yếu đòi phải có Ban Quản Trị, và những lý do để thành lập Ban Quản Trị, mả nhận ra trách nhiệm, để duyệt lại các luật lệ và đòi (người dưới) phải vâng lời.
46 – Trong một vài khu vực có lan tỏa một quan niệm sai lầm về Quyền bính. Để được Quyền bính, người ta đã không luôn luôn lảm theo những cách thức xứng hợp, rồi một khi đã nắm được Quyền bính, lại không thi hành theo những tiêu chuẩn mong muốn.
47 – Dưới hỉnh thức bên ngoài hiến toàn thân để phục vụ Hội Dòng, đôi khi có ẩn khuất những tham vọng ngược hẳn với siêu nhiên, và kết cục, người ta đã tạo ra những phương pháp, chao ôi! để đưa vào những lý do rất vu vơ trong việc thực hành đời sống Tu trì!
Thật là khốn nạn! Vì quyền bính Bề Trên không luôn luôn được thi hành đều đặn đúng lúc, vì họ đặt những hệ thống lảm việc lấn át cả quyền lực nội bộ của các Hội Dòng, có khi họ còn thành công ở chỗ ngăn chặn được cả sự can thiệp của quyền trên nữa.
48 –Tuy không có ý nhấn mạnh đến những hậu quả tiêu cực mà cách làm như thế đã lôi cuốn vào trong việc rèn luyện các Tu sĩ về kỷ luật và đường thiêng liêng, nhưng tôi tưởng phải lưu ý nhất đến ảnh hưởng tai hại cho việc giữ kỷ luật cho việc giữ kỷ luật, mà phương pháp có thể gây nên và gây nên thật.
 49 – Nếu thật sự, một đàng nắm được cái là: những công việc bên ngoài có khi được phát triển mạnh, thì đàng khác, họ phải là chứng nhận rằng: chị em vỉ quá bận bịu, nên đã không còn có thề lo về tinh thần được nữa. Việc rèn luyện nội tâm đã bị xao lãng, các việc đạo đức sẽ nguội lạnh, tuy dần dần, nhưng ác liệt, đời sống của họ sẽ chỉ còn như đời sống của những người lảm công trong các đại viện cứu tế thôi.
50 – Vì thế, mả việc giữ luật không còn được là việc biểu lộ cụ thể đời sống trọn lành nữa, nhưng chỉ còn là một hình thức câu nệ, đã không làm thỏa mãn được nhu cầu thiêng liêng tý nào thì chớ, lại còn trở thành một việc nhàm chán, và có khi còn nặng nề nữa là khác. Rồi thế lả bất cứ gì cũng viện lý được để chuẩn chước luật, vả tự chuẩn chước ngay lấy cho mình (chứ không cần phải ai nữa), nhất là những luật về thiêng liêng. Ôi! những việc này thì vội vàng lấy lệ, bớt đầu bớt đuôi, có khi bỏ hẳn, gây nên thiệt hại biết bao cho những tâm hồn thiếu nhựa sống thiêng liêng, thiếu sự nâng đỡ cần thiết cho việc Tông đồ bên ngoài.
Đảng khác nữa, cái hướng ngoại quá khích ấy còn gây tai hại nữa là làm cho chị em không còn thể học hỏi nghiên cứu gì được thêm nữa: có những Tu viện, chị em không còn có thể phát triển thêm các năng khiếu riêng được, và cũng không thể tiếp tục bổ túc cho việc rèn luyện chính bản thân họ được nữa.
51 – Do đó, sinh ra một thiệt hại lớn lao cho chính Hội Dòng về đàng tiến triển, vì tất cả Hội Dòng chỉ nằm gọn trong tay một ít người. Những người này lại không kíp thời chuẩn bị cho các chị em ở dưới có đủ khả năng để nối vị, thành ra gây nên thiệt hại là không tiếp tục hoạt động kết quả mỹ mãn cho Hội Dòng được.
Rồi đây, ta có thể hiểu được, tại sao cái tình trạng kích thích liên tục trong một số Tu viện, đôi khi họ sinh ra sự mất quân bình về tâm lý nơi những người vừa phần thể xác yếu đuối, vừa phần không tìm thấy thuốc để bổ sức thiêng liêng, nên đã ngã gục dưới sức nặng nề khó nhọc bên trong.
52 – Nhờ ánh sáng bởi suy xét như thế, mà thấy nảy ra một quyết định thực khôn ngoan là dự phòng người thay thế chính thức (theo Hiến-pháp) vào các ban Quản trị Dòng, mỗi khi đến kỳ hết khóa Bề Trên, để tránh sự chia rẽ nội bộ, sự cầu cứu, sự tìm điểm tựa; những cái đó chứng tỏ là đã hiểu sai về đời sống Tu trì bao giờ cũng phải luôn luôn có những nguyên tắc kỷ luật hướng dẫn, nguyên tắc xả kỷ hy sinh, nguyên tắc từ khước lợi ích cá nhân,
53 – Chớ có Bề Trên nào tưởng mình, hay dám làm cho người ta tưởng mình là một người không thể có ai thay thế được. Nếu sau một thời gian, có khi đã tới quá 2 khóa sáu năm, mà một Bề Trên Cả chưa chuẩn bị và huấn luyện được người kế vị mình, thì chỉ duy một sự kiện ấy mà thôi. Cũng đủ là một chứng cớ hiển nhiên nói lên rằng đã đến lúc phải thay đổi Ban Quản Trị Dòng rồi.
54 – Trong kỳ Đại Hội Đồng đặc biệt (để canh tân) sằp tới của quý Dòng, xin các Bà cũng hãy dừng lại suy nghĩ ở vấn đề này, Chức Bề Trên không phải chỉ là một chức vị không, nhưng nó chính là một bổn phận phục vụ, phải đón nhận với tấm lòng quảng đại, phải thi hành cho trung tín, mà phải sẵn sàng từ bỏ mà không chút gì tiếc xót.
55 – Chức Bề Trên của các Bà là một bổn phận phục vụ nên trước hết, các Bà phải biết làm bà mẹ đối với các Nữ tu của các bà, nêu cho họ  và cho họ trước nhất gương sáng về sự giữ kỷ luật thật cặn kẽ; đừng nhu nhược, cũng đừng tự tiện mà nhương bộ.
Chớ gì họ thấy được các Bà là những người quán xuyến, và có từ tâm luôn luôn sẵn sàng đón nhận mọi chị em, lo lắng giúp đỡ họ trong những nỗi khó khăn, săn bắn lo phòng cho họ những gì cần thiết. Được như thế thì trong Tu viện của các Bà, sẽ giữ vững được cái tinh thần gia đình xây trên nền tương trợ vững mạnh, bởi ai nấy đều đồng công cộng tác với nhau, và đều vui vẻ tham dự vào trách nhiệm chung.
56 – Cái cốt yếu của đời sống chung trong bậc Dòng, chính là cái sống chung trong tình Huynh đệ.Vậy nếu các bề dưới có được tham gia ý kiến, được vào hội bàn để quyết định, được kêu gọi để cộng tác, thì họ chớ vì thế mà kết luận rằng: các Bề Trên phải bỏ quyền bính đi. Nên mỗi khi có cuộc đối thoại để biết cách coi sóc Dòng, để biết cách coi sóc Dòng, để đón nhận các ý kiến, để sửa chữa những khuyết điểm, những lệch lạc, thì việc đối thoại để biết cách coi sóc Dòng, để đón nhận các ý kiến, để sửa chữa những khuyết điểm, những lêch lạc, thì việc đối thoại ấy không được biến thành như một thứ hiệp ước, và hơn nữa càng không được đặt như điều kiện quy định việc thi hành.
57 – Bởi vậy, xin các Bề trên hãy coi chừng, đừng muốn làm hài lòng mọi người, mà buông mình nhượng bộ cho chị em được giải trí nhiều quá, được đi ra ngoài luôn mà không đủ lẽ đích đáng, được tư do phóng túng, hay xin phép gì cũng được cả, được ở ngoài Tu viện lâu. Lấy lẽ là đi nghỉ; đừng tưởng làm thế là làm nhẹ được gánh đời sống tu trì đi cho người lấy đời tu làm nặng.
58 – Cũng đừng sợ khi phải dùng đến biện pháp mạnh đã dự trù trước, miễn là có sự khôn ngoan cần thiết và đã cảnh cáo đương sự  để đối phó với những Nữ tu cố chấp lỗi luật một cách công khai trắng trợn, coi luật như không còn giá trị gì nữa, hay với những người gieo rắc những lý thuyết (tư tưởng) tệ hại, làm sao xuyến tinh thần chị em, gây thiệt hại cho kỷ luật, và làm tê liệt việc Tông đồ.
59 – Xin đề phòng, chớ có nhượng bộ cách nhu nhược và thiên vị, đối với những trái khoáy của các Nữ tu chỉ dựa vào một đôi câu của Công đồng mà họ đã hiều sai, hay cắt nghĩa theo chiều sờ thích của họ. Xin hãy khôn ngoan, để sau khi đã thăm dò ý kiến của Tu viện, mới thay đồi hay giảm nhẹ đi một ít việc hãm mình đã quen làm, để khỏi ngộ nhận cái nghĩa canh tân mà đi đến chỗ phản tinh thần Dòng là tinh thần càng phải được tăng cường bằng sư nhiệm nhặt thích đáng.
60 – 9) Thực ra, sự thích nghi sẽ đem lại cho đời sống và cách làm việc của các Bà: sự mềm dẻo và thành công hơn, sẽ làm cho các Bà đi sát với thực tế của thế giới ngày nay hơn. Thích nghi không có nghĩa là bãi bỏ tất cả những gì là Truyền thống, nhưng là phải gắng đi sâu vào lòng Truyền thống, để khám phá ra kho tàng phong phú của đời sống (tu trì), để bóc lần ghỉ ghét bọc ngoài, nó che mất vẻ xinh đẹp, và làm giảm mất giá trị đi.
61 – Hãy tiến thẳng vào việc canh tân với tinh thần cởi mở sáng suốt. Những câu nói: “Xưa nay chả làm vậy bao giờ”, “không quen làm thế”, từ nay xin thôi đừng nói nữa. Chính Giáo hội đã châu phê Hiến pháp, Quy luật và sách ChỉNamcác Hội Dòng, lại muốn cho các Dòng phải canh tân. Chính Giáo hội ngày nay buộc duyệt lại như thế, để nhờ thích nghi, mà có một sinh lực mới cho đời sống; Vì Quy luật và Hiến pháp bao giờ cũng là để làm cho đời sống được đầy đủ hoàn toàn. Chính các Vị sáng lập Dòng của các Bà, ngày nay mà còn, thì sẽ lại là những người thứ nhất đón nhận những đề nghị của Giáo hội, và các ngài sẽ hết sức hăng say để thực hiện các đề nghị đó, để được phục vụ Giáo hội hơn.
62 – Nhưng, chớ gì đừng mắc phải cái lầm trái ngược lại với điều trên đây, cái lầm ở chỗ muốn không  biết đề khỏi làm, hoặc muốn phá đổ, hay thay đổi tất cả mọi cái đang có. Phải thay đổi, nhưng phải chú ý đến Bản chất, Mục đích và Tinh thần của mỗi Dòng. Hơn nữa, thay đổi phải làm theo kinh nghiệm, để có thể chắc chắn được là những hình thức mới đó rất am hợp với nhu cầu đỏi hỏi của thời đại, mà không làm hư hại mà không làm hư hỏng những cơ cấu nền tảng của đời sống Tu trì, và những mục đích riêng của Dòng.
63 – 10) Chớ có thả lỏng những dây buộc thiêng của lời khấn. Những dây ấy càng phải luôn luôn liên kết các Bà lại với Chúa một cách khăng khít chặt chẽ hơn.
Trái lại, hãy làm sống lại Tinh thần Đức Khó nghèo; phải tránh mọi cái bên ngoài biểu lộ xa hoa cầu kỳ về nhà ở: có lẽ đã trang hoàng quá lộng lẫy – và về nếp sống: phải sao cho có vẻ thanh đạm tầm thường. Hãy tránh tất cả những gì có thể chứng tỏ Dòng là bậc trưởng giả, đây chính là căn cớ gây nên sự sút về Luật dòng.
64 – Xin các Bá nhớ kỹ: Ước gì Đức Vâng Lời có được tầm quan trọng đúng đáng với giá trị siêu nhiên của đời sống (tu trì), để ở đấy, chính giá trị nhân loại cũng tìm thấy điểm tựa vững vàng. Những kiểu nói gợi đến “nhân vị con người”, “giá trị tài năng cá nhân”, “quyền lợi cá nhân”, “thong dong theo lương tâm” có che giấu một lương tâm tinh vi theo chủ nghĩa “tự nhiên”, và gây hại cho phẩm giá chân chính của tâm hốn tận hiến, vỉ những tâm hồn tận hiến đã thấu hiểu vế giá trị siêu nhiên, và hướng về sự sống đẩy đủ hoàn toàn phát sinh do bởi linh hồn kết hợp với Chúa.
 65 – Cũng đừng để gieo rắc trong Tu viện các Bà những tài liệu và những sách báo nông cạn, xuyên tạc về vấn để Đức Khiết Trinh, tương phản rõ ràng, những lời khuyên dạy sáng suốt của Công Đồng; vì thấy ở một ít nơi, và bởi một ít luồng Tư tưởng, những lời Công Đồng bị thiên kiến đánh giảm giá trị, và giải thích sai lạc.
66 – Trái lại, hãy tìm cách mở rộng ý thức rõ rệt về tình yêu tinh khiêt nồng nàn, Đức ấy kết hợp người Nữ Tu với Chúa Kytô và Mẹ Rất Thánh Người, Mẹ của Tình Yêu trong sạch; Đức ấy phấn khích Nữ Tu nhiệt thành phục vụ Giáo Hội cách quảng đại và đắc lực.
67 – Trước khi kết thúc, tôi nài xin các Bà hãy hết sức chú ý chăm lo làm việc luôn trong các Địa phận, đồng tâm hiệp ý với các Đức Giám mục của các Bà, để thi hành việc Tông Đồ hoàn toàn theo quy tắc của Công Đồng. Có như thế, các Bà mới có thể làm chứng được về ơn Thiên Triệu thánh thiện của các Bà, mới minh chứng được hiệu lực của đời sống Tu trì, mới tham gia giúp đỡ rộng rãi vào công việc địa phận và mưu ích cho cộng đồng giáo dân được.
Ở Hội nghị đặc biệt này ra về, Hội nghị đã nhóm họp các Bà lại trong Nhà thờ này, như trong nhà Tiệc ly xưa, Tôi cầu chúc các Bà được sáng suốt, can đảm, phấn khởi vì mong được đưa ra áp dụng những điều đã quyết định, để mang lại cho Tu viện các Bà một đà tiến mới, sốt sắng, Thánh thiện, và đem lại cho Hội Dòng các Bà : một bản Hiến pháp thực hành, thích hợp; nhờ đó, phát ra một luồng canh tân mạnh mẽ cho đời sống Tu trì, rập theo đúng Tinh thần Công Đồng (Vaticanô II).
Nguyện xin Rất Thánh Đồng Trinh, Nữ Vương các Thánh đồng trinh, phù giúp các Bà, theo sát các Bà, và hộ vực các Bà luôn!

Tập nhỏ: Vie Religiuse dans la période Post- Conciliaire
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn